Phòng Đào tạo (Phòng 507, tầng 5) tòa nhà D3, Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai, Bệnh viện Bạch Mai
6. Chức năng, nhiệm vụ6.1. Chưc năngTham mưu, giúp Ban Giám hiệu về công tác xây dựng, tổ chức hoạt động và quản lý các chương trình đào tạo, các hoạt động đào tạo, khảo thí, nghiên cứu khoa học và công nghệ thông tin trong nhà trường.
6.2. Nhiệm vụ6.2.1. Nhiệm vụ Đào tạo a) Xây dựng chiến lược đào tạo và kế hoạch tổng thể về đào tạo của nhà trường
- Tham mưu cho Ban Giám hiệu xây dựng các phương thức đào tạo đối với các trình độ hệ chính quy, đào tạo liên thông, liên kết, đào tạo ngắn hạn;
- Xây dựng chiến lược đào tạo theo từng thời kỳ;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo theo khóa học, theo năm học; kế hoạch môn học, mô đun ngành đào tạo;
- Xây dựng định mức giờ giảng, phân bổ giờ giảng hàng năm cho giảng viên và các chế độ về công tác giảng dạy;
- Xây dựng và triển khai kế hoạch thi học sinh - sinh viên giỏi, giảng viên dạy giỏi cấp trường và bồi dưỡng giảng viên, sinh viên dự thi “Giảng viên dạy giỏi, học sinh - sinh viên giỏi” cấp Thành phố và toàn quốc;
- Làm đầu mối đề xuất xây dựng đề án tuyển sinh.
b) Công tác xây dựng, quản lý và phát triển chương trình
- Làm đầu mối nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo, mục tiêu và chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo;
- Đề xuất và làm đầu mối viết đề án mở các ngành đào tạo mới theo nhu cầu xã hội và bãi bỏ các ngành học không còn phù hợp;
- Tham mưu xây dựng và triển khai xây dựng các chương trình mới;
- Làm đầu mối tổ chức biên soạn, nghiệm thu chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, đề cương môn học;
- Đề xuất với Ban Giám hiệu bổ sung nguồn học liệu tại thư viện hàng năm;
- Quản lý việc thực hiện các chương trình đào tạo, theo dõi tiến độ học tập;
- Cập nhật các quy chế đào tạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản quản lý đào tạo. Đề xuất với Hiệu trưởng ban hành những quy định về quản lý đào tạo.
c) Quản lý kế hoạch và chất lượng dạy/học
- Quản lý thống nhất toàn bộ kế hoạch đào tạo, chương trình, kế hoạch học tập;
- Tổ chức quản lý, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội quy, quy chế, kế hoạch và nội dung giảng dạy, thời khoá biểu của các đơn vị và cá nhân theo nội dung chương trình đào tạo đã được duyệt;
- Nghiên cứu để tham mưu cho Ban Giám hiệu đổi mới phương pháp dạy/học để tiến tới hội nhập quốc tế;
- Đề xuất với Hiệu trưởng và các Phòng, Ban chức năng củng cố và xây dựng cơ sở vật chất cho đào tạo.
d) Công tác hành chính giáo vụ
- Duyệt điều kiện thi hết môn học/mô đun từ các khoa gửi đến và thông báo cho sinh viên;
- Nhận điểm bản chính từ phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng; nhập, công bố điểm và quản lý kết quả học tập của sinh viên;
- Cung cấp dữ liệu để xét ngừng học, thôi học, xét công nhận tốt nghiệp, làm thủ tục cấp phát bằng tốt nghiệp;
- Phối hợp tổ chức lễ khai giảng, bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên;
- Quản lý và lưu trữ dữ liệu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ đã cấp;
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ, công văn, giấy tờ sổ sách liên quan đến công tác đào tạo;
- Quản lý, lưu trữ bài và điểm thi tuyển sinh;
- Thực hiện công tác thống kê, tổng hợp về hoạt động đào tạo theo yêu cầu của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
- Kiểm tra tổng hợp giờ giảng của giảng viên và đề xuất thanh toán các hoạt động liên quan đến đào tạo;
- Phối hợp tiếp nhận và xử lý các loại đơn từ, hồ sơ, công văn…liên quan đến công tác đào tạo của nhà trường;
- Xác nhận, cấp giấy chứng nhận và các giấy tờ khác liên quan đến kết quả đào tạo cho học sinh - sinh viên, trình Ban Giám hiệu phê duyệt, đảm bảo chính xác từ hồ sơ lưu;
- Phối hợp với các phòng, ban, khoa để giải quyết những vấn đề có liên quan đến cán bộ, giảng viên, sinh viên và các công việc có liên quan đến công tác đào tạo trong phạm vi phòng quản lý.
- Làm đầu mối đề xuất xây dựng đề án tuyển sinh, thi tốt nghiệp hàng năm của các ngành đào tạo;
- Làm sơ kết học kỳ, tổng kết năm học theo quy định; báo cáo tổng hợp trình Hội đồng thi tốt nghiệp, tổng hợp điều kiện thi tốt nghiệp của sinh viên;
- Phối hợp tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh và thi tốt nghiệp các hệ đào tạo nghề theo quy định chung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Tham mưu cho Ban Giám hiệu trong việc thực hiện các hợp đồng liên kết đào tạo với các đơn vị trong và ngoài nước;
- Phổ biến kế hoạch, chương trình đào tạo, nhiệm vụ năm học và mục tiêu, các nội quy, quy chế đào tạo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, của Trường theo quy định.
- Các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phê duyệt.
6.2.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu khoa học - Làm đầu mối tổ chức, xây dựng chiến lược nghiên cứu khoa học;
- Xây dựng các văn bản về quy chế, phương hướng, chủ trương về quản lý công tác nghiên cứu khoa học của Trường phù hợp với quy định của Nhà nước và Bộ Y tế, bồi dưỡng tiềm lực nghiên cứu khoa học của các phòng, khoa và cán bộ nhà trường;
- Xây dựng chương trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch hàng năm, kế hoạch đột xuất về nghiên cứu, triển khai đề tài nghiên cứu khoa học các cấp;
- Quản lý cơ sở dữ liệu của các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học do Trường chủ trì, quản lý;
- Quản lý, giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường, các hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc dự án do Trường quản lý và gắn kết các hoạt động nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo;
- Thực hiện quản lý, giám sát và đánh giá việc thực hiện các quy chế, chế độ nghiên cứu khoa học thống nhất trong toàn Trường. Phối hợp với các phòng khoa có liên quan để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác nghiên cứu khoa học;
- Là đầu mối phối hợp với các phòng ban liên quan tổ chức hội nghị, hội thảo về nghiên cứu khoa học hàng năm, các hoạt động khuyến khích nghiên cứu khoa học của cán bộ trẻ, sinh viên trong Trường, tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học thường kỳ, đột xuất nhằm đáp ứng thông tin về nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực về y tế, đặc biệt về lĩnh vực điều dưỡng, kỹ thuật y;
- Đề xuất với Ban Giám hiệu tổ chức xét duyệt khen thưởng những đơn vị, cá nhân có các công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, có tính ứng dụng cao, có tính sáng tạo trong cải tiến kỹ thuật;
- Tổ chức Hội thảo nhằm ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào việc giảng dạy và học tập trong và ngoài trường;
- Phối hợp với Bộ phận Tài chính - Kế toán để lập kế hoạch và sử dụng ngân sách nghiên cứu khoa học;
- Tổng kết, báo cáo công tác nghiên cứu khoa học từng năm học.
6.2.3. Nhiệm vụ Công nghệ thông tin- Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm về phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy/học trong Trường trình Ban Giám hiệu phê duyệt;
- Dự thảo các nội quy, quy định có liên quan về quản lý hoạt động công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin theo đúng các quy định pháp luật hiện hành, các quy định của Trường, trình Ban Giám hiệu phê duyệt và là đầu mối để thực thi các nội quy, quy định này;
- Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thông tin điện tử trong Trường, đề xuất việc thay đổi giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành, đáp ứng yêu cầu của Trường trong từng thời kỳ;
- Xây dựng công cụ hỗ trợ điện tử nhằm đảm bảo điều kiện để các đơn vị chức năng, khoa, bộ môn trong Trường duy trì hoạt động;
- Tư vấn, tham mưu với Ban Giám hiệu về các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật khi Trường có kế hoạch đầu tư thiết bị liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin;
- Tổ chức quản lý, khai thác tài nguyên thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, triển khai áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác đào tạo, dạy/học, nghiên cứu khoa học và quản lý của Trường sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt;
- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, sửa chữa và hướng dẫn sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (hệ thống mạng LAN, hệ thống đường truyền internet, thiết bị máy tính, máy chủ, đảm bảo hệ thống hoạt động 24/24h thông suốt, ổn định, có hiệu quả và tiết kiệm;
- Xây dựng kế hoạch triển khai việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trên máy vi tính;
- Giám sát, đánh giá các phòng khoa trong Trường về việc tuân thủ quy định, quy chế về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin khi đã được Hiệu trưởng phê duyệt, ban hành;
- Quản lý duy trì hoạt động của Cổng thông tin điện tử của Trường, thu thập, lưu trữ, xử lý và cập nhật kịp thời các nội dung thông tin liên quan đến hoạt động của Trường trên Cổng thông tin điện tử khi có yêu cầu của Ban giám hiệu, đồng thời đảm bảo tính an toàn của thông tin;
- Tham gia phối hợp đào tạo và đào tạo lại về công nghệ thông tin cho các cán bộ trong Trường;
- Thực hiện công tác báo cáo, thống kê theo quy định và yêu cầu của Trường;
- Xây dựng phần mềm về quản lý đào tạo và hỗ trợ các bộ phận khai thác có hiệu quả phần mềm quản lý đào tạo theo niên chế, theo tín chỉ, sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học văn phòng trong lĩnh vực quản lý học sinh, sinh viên.
6.2.4. Nhiệm vụ Khảo thí- Nghiên cứu, soạn thảo và trình Hiệu trưởng ký duyệt, ban hành các văn bản quy định về công tác khảo thí theo đúng quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế;
- Làm đầu mối ra đề, in sao đề, tổ chức thi, tổ chức chấm thi, trả điểm thi bản cứng cho phòng Đào tạo, lưu trữ bài thi;
- Phối hợp, giám sát với các bộ môn trong việc xây dựng, quản lý ngân hàng đề thi tự luận, thi vấn đáp và trắc nghiệm cho tất cả các môn học trong Trường;
- Phối hợp với Phòng Đào tạo ban hành và thực hiện các quy định cụ thể về kiểm tra, thi kết thúc môn học/mô đun, quản lý điểm kiểm tra, điểm thi đối với các bậc học, các loại hình đào tạo;
- Là thành viên các Hội đồng tuyển sinh, thi tốt nghiệp và phối hợp với các đơn vị liên quan trong tổ chức, kiểm tra, giám sát các kỳ thi của nhà trường theo phân cấp của Trường;
- Chủ trì, phối hợp với các Khoa, phòng ban và các đơn vị có liên quan giúp Hiệu trưởng tổ chức phúc khảo bài thi và giải quyết các tồn tại vướng mắc liên quan đến công tác thi, sau khi thi của sinh viên thuộc các hệ đào tạo, bậc đào tạo và chương trình đào tạo của Trường;
- Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức các hình thức thi phù hợp với yêu cầu của các ngành, các hệ, các trình độ đào tạo nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả đánh giá đào tạo;
- Chủ trì thẩm định tính chính xác của việc chấm thi;
- Hướng dẫn và quản lý việc tổ chức coi thi, chấm thi, lưu giữ bài thi, kết quả thi; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác khảo thí;
- Chủ trì việc tổ chức tập huấn về công tác khảo thí;
- Tổ chức tập huấn và hướng dẫn cho cán bộ, giảng viên các khoa xây dựng các công cụ đánh giá, ngân hàng câu hỏi, cải tiến các hình thức, phương pháp lượng giá kết quả học tập của người học;
- Tham mưu cho Hiệu trưởng thành lập Hội đồng thẩm định, nghiệm thu ngân hàng đề thi;
- Tiếp nhận và xử lý các đơn từ, hồ sơ liên quan đến công tác khảo thí;
- Lập và thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng khảo thí.